Thu gom và tái chế rác thải tại Hà Nội
Tọa đàm
Thu gom và tái chế rác thải tại Hà Nội. Những chủ thể, địa bàn và các nhóm vật liệu.
Dịch song song Pháp Việt
Diễn giả:
– Sylvie Fanchette, Giám đốc nghiên cứu thuộc đơn vị nghiên cứu Cessma Paris / IRD (Viện Nghiên cứu vì sự Phát triển)
– Trần Thị Hoa, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh GreenHub
– Chu Kim Đức, Giám đốc Think Playground
– MC: Emmanuel Cérise, PRX-Vietnam
Hiện nay quản lý rác thải là vấn đề then chốt. Đối mặt với sự phát triển vô cùng nhanh chóng của rác thải kể từ những năm 2000 và sự bão hòa của các bãi chôn lấp đòi hỏi phải có kế hoạch quản lý và thu gom thực sự. Tại Hà Nội, việc thiếu phân loại và tái chế của các cơ sở thu gom chính thức của nhà nước cũng như tư nhân, và tốc độ tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng đồng nghĩa với việc thủ đô bị quá tải bởi lượng rác thải cần thu gom. Chính quyền đô thị và cả lĩnh vực tư nhân đều không thể thiết lập hệ thống phân loại tại nguồn hoặc sau khi thu gom và tái chế rác thải.
Tuy nhiên, một hệ thống thu gom chọn lọc và tái chế rác thải (nhựa, kim loại, giấy và bìa cứng) rất sáng tạo được tổ chức trong nhiều thập kỷ bởi các cá nhân, chủ yếu là phụ nữ gốc nông thôn, đã thu gom khoảng 20% lượng rác thải của thành phố. Phần lớn không được chính quyền công nhận nhưng được chấp nhận, những doanh nghiệp gia đình và không chính thức này thực hiện hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật và tạo ra nhiều việc làm.
Dựa trên cơ sở phong phú của các bản đồ và nghiên cứu thực địa, các tác giả những nhà nghiên cứu tự hỏi về việc tổ chức hệ thống không chính thức này và việc duy trì chúng trong khu vực đô thị tạo tranh luận gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe, cũng như về chiến lược được thực hiện bởi chính những người thu gom và tái chế tại thủ đô đang phát triển nhanh chóng này. Họ làm sáng tỏ tính phức tạp của hệ thống và nhiều căng thẳng giữa các tác nhân tham gia trên các địa bàn, cũng như sự mâu thuẫn giữa logic kinh tế của thị trường và cơ quan nhà nước, trong bối cảnh cạnh tranh về vật liệu có thể tái chế ở cấp địa phương và quốc tế.