- /
- Tiếng Pháp /
- Hợp tác tiếng Pháp /
- Hỗ trợ giảng dạy tiếng Pháp
Tiếng Pháp là ngoại ngữ được dạy nhiều thứ hai trong chương trình giáo dục của các trường học tại Việt Nam, sau tiếng Anh. Việc dạy tiếng Pháp đặc biệt thuận lợi từ khi ra mắt chương trình dạy song ngữ từ năm 1994 và chương trình Sinh ngữ 2 (LV2).
Hiện nay, có gần 40 nghìn học sinh Việt Nam học tiếng Pháp, trong 374 lớp song ngữ (từ tiểu học đến trung học cơ sở) hay trong các lớp chuyên Pháp (giảng dạy tăng cường môn tiếng Pháp ở bậc trung học phổ thông) hay chương trình Sinh ngữ 2 (từ trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông).
Đối tác với các cơ sở giáo dục Việt Nam
Lĩnh vực hợp tác ngôn ngữ và giáo dục hỗ trợ việc giảng dạy tiếng Pháp trong cả nước.
Thỏa thuận đầu tiên đã được ký vào tháng 3 năm 2016 với trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, Hà Nội. Thỏa thuận này cho phép học sinh các lớp song ngữ của trường tham gia vào các dự án giáo dục liên kết với chương trình văn hóa của Viện Pháp, chẳng hạn như gặp gỡ với nhà văn Pháp ngữ Eric-Emmanuel Schmitt vào tháng 11, triển lãm du học « Bienvenue en France » vào tháng 10, hay Ngày hội Pháp ngữ vào tháng 3.
Bộ phận ngôn ngữ và giáo dục luôn sẵn sàng hỗ trợ tất cả các trường, cả công lập và dân lập, trong các dự án hợp tác như thế này.
Nhãn hiệu FrancEducation
FrancEducation là một nhãn hiệu xuất sắc được cấp cho các cơ sở giáo dục có chất lượng giảng dạy tiếng Pháp hệ song ngữ tốt nhất. Ở Việt Nam, hai trường tại Hà Nội là trường THCS Chu Văn An và trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam đã được trao tặng nhãn hiệu uy tín này vào tháng 6/2017. Tại TP.HCM, hai trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong và THPT Nguyễn Thị Minh Khai cũng đã được trao nhãn hiệu này vào tháng 10/2018. Việc gia nhập vào mạng lưới 285 cơ sở giáo dục trên toàn thế giới được gắn nhãn hiệu này sẽ giúp cho các trường được hưởng những quyền lợi sau :
- Tham gia các khóa đào tạo chất lượng dành cho giáo viên và người đứng đầu tổ chức
- Là thành viên trong một mạng lưới chung quy tụ những người hàng đầu trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Pháp.
- Ưu tiên truy cập vào các công cụ và tài nguyên giáo dục và giảng dạy của Viện Pháp, AEFE, CIEP và TV5 Monde
- Tham gia các buổi trao đổi thực hành giảng dạy tiếng Pháp hoặc bằng tiếng Pháp.
Cuối cùng, đây là một cơ hội vô giá để phân biệt các tổ chức được chứng nhận này bằng cách cho các bậc phụ huynh thấy chất lượng giáo dục được cung cấp trong cơ sở giáo dục.
Hoạt động
Trong suốt cả năm, Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức và hỗ trợ tổ chức cho giới trẻ Việt Nam nhiều hoạt động để biểu dương tiếng Pháp và tìm ra những tài năng Pháp ngữ của đất nước.
Tùy theo chương trình văn hóa của Viện Pháp mà các hoạt động này sẽ mang hình thức một cuộc thi, cuộc tranh tài, hay là các chương trình bằng tiếng Pháp.
Năm 2016, cuộc thi hát tiếng Pháp toàn quốc trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm tuần lễ Pháp ngữ đã gặt hái thành công lớn trong cộng đồng Pháp ngữ và những người yêu tiếng Pháp. Album « Nos francophones ont du talent », tập hợp các bài hát của những người chiến thắng trong cuộc thi, hiện có mặt tại nhiều trường học và kèm theo đó là tài liệu giảng dạy để sử dụng trong lớp học.
Năm 2017, Viện Pháp tại Việt Nam đã vinh danh khả năng diễn cảm và sự sáng tạo bằng cách tổ chức giải Slam về thơ (đọc thơ trên sân khấu) lần đầu tiên tại Việt Nam. Được tuyển chọn từ khắp mọi miền đất nước, các nhà thơ đã thể hiện trên sân khấu các bài thơ của mình bằng tiếng Pháp và tiếng Việt để công chúng chấm điểm. Lần đầu tiên, các trại sáng tác thơ bằng tiếng Pháp được lập ra ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Vinh và TP. Hồ Chí Minh, nhằm giúp những người học tiếng Pháp có thể sáng tác nên những bài thơ bằng tiếng Pháp và đọc chúng trên sân khấu.
Nhà văn Y Ban và cô sinh viên Hà Nội Nguyễn Minh Ngân đã chiến thắng cuộc thi ở thể loại « thơ bằng tiếng Việt » và « thơ bằng tiếng Pháp ». Họ được thưởng một chuyến đi Paris để tham gia vào Giải Slam quốc tế về thơ. Tại đây, Y Ban đã ghi dấu ấn với việc lọt vào bán kết của cuộc thi.
Từ khi ra đời năm 2013, phòng Hợp tác giáo dục và ngôn ngữ đã là cầu nối cho chương trình LabCitoyen do Viện Pháp tại Paris tổ chức.
LabCitoyen là chương trình dành cho những chủ đề lớn về Nhân quyền. Chương trình mời tới Pháp khoảng 50 công dân trẻ tuổi từ 20 đến 26, yêu tiếng Pháp hoặc đang học tiếng Pháp, để nghiên cứu về các vấn đề này thông qua một loạt các cuộc hội thảo và tranh luận.
Trong khoảng 10 ngày, những người tham gia đến từ 5 châu lục sẽ cùng nhau suy nghĩ về những đề tài thảo luận lớn mang tầm quốc tế.
Thách thức kỹ thuật số, phân biệt đối xử, bảo vệ môi trường, quyền được chăm sóc sức khỏe…LabCitoyen cố gắng giải quyết các vấn đề chính của thời đại chúng ta bằng cách quảng bá tiếng Pháp như một công cụ để tranh luận và hành động.
2013 : Nhân quyền trong thế kỷ 21: những thách thức mới ?
2014 : Nhân quyền trong thời đại kỹ thuật số.
2015 : Nhân quyền trước những thách thức về môi trường!
2016 : Nhân quyền trong chăm sóc Sức khỏe.
2017 : Nhân quyền trong Thành phố.
Năm 2017, cô Nguyễn Song Hân, sinh viên trường Đại học Cần Thơ, đã giành Giải Nhất của cuộc thi địa phương, với vidéo rất thành công của cô về “Dân nhập cư vào Sài Gòn”
Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập chương trình LabCitoyen tại đây.
Hỗ trợ việc phổ biến giảng dạy tiếng Pháp là nền tảng hành động của Phòng Hợp tác và Hành động Văn hóa của Viện Pháp tại Việt Nam. Mục tiêu là duy trì việc giảng dạy tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp chất lượng cao trong các trường Đại học Việt Nam. Nhiều chương trình hợp tác ở bậc đại học đã được thực hiện từ 25 năm qua với chính phủ Việt Nam, trong các lĩnh vực như Y học, quản lý, đào tạo kỹ sư tại Pháp, hoặc khoa học, công nghệ tiên tiến.
Bên cạnh đó, hợp tác giáo dục phát triển và hỗ trợ các hoạt động sau :
- Tăng cường các kỹ năng ngôn ngữ và phương pháp luận của các sinh viên theo học Chương trình đào tạo kỹ sư xuất sắc của Việt Nam (PFIEV);
- Đồng hành cùng khoa Tiếng Pháp của các trường đại học trong việc hướng nghiệp cho học sinh của khoa (tổ chức đào tạo ngành du lịch bằng tiếng Pháp, gặp gỡ với các chuyên gia…) ;
- Cung cấp dịch vụ giám định kỹ sư và hỗ trợ sư phạm trong các trường đại học muốn triển khai các chương trình đào tạo tiếng Pháp ;
- Phổ biến và quảng bá nền văn hóa Pháp cũng như văn hóa các nước nói tiếng Pháp, thông qua các hoạt động khác nhau, hợp tác với các đối tác Pháp ngữ chính, Trung tâm Pháp ngữ khu vực châu Á – Thái Bình Dương (CREFAP/OIF) và Tổ chức Đại học Pháp ngữ: Ngày hội Pháp ngữ, trường học mùa hè khu vực.
Bên cạnh giảng dạy tiếng Pháp trong các khoa ngoại ngữ của các trường đại học tại Việt Nam, nhiều trường Đại học Pháp đã hợp tác với các trường Đại học Việt Nam để mở các khóa đào tạo và cấp bằng của Pháp ngay tại Việt Nam. Các khóa đào tạo này, bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh, học xong được cấp bằng tương đương với các trình độ (cử nhân, tú tài, cao học, v.v.)
Mỗi năm, bộ phận hợp tác giáo dục và ngôn ngữ lại lên một kế hoạch đào tạo thường xuyên dành cho các giáo viên bằng cách đề nghị họ tham gia vào các khóa thực tập tại Việt Nam, trong khu vực Đông Nam Á hoặc tại Pháp.
Các hoạt động này được thực hiện với sự hợp tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ và dự án thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Pháp ngữ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (CREFAP) hay Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF).
Kỳ thực tập BELC
BELC là một chương trình đào tạo quốc tế rất uy tín, do Trung tâm Nghiên cứu Sư phạm quốc tế (CIEP) thuộc Bộ Giáo dục Pháp tổ chức. Chương trình đào tạo BELC cho phép các giáo viên, nhà chuyên môn bồi dưỡng kiến thức về giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn và nắm vững các công cụ mới nhất để đảm bảo chất lượng giảng dạy tiếng Pháp trong khu vực, đồng thời hiểu rõ hơn về các đặc thù của việc dạy tiếng Pháp tùy theo từng đối tượng sinh viên hay học sinh phổ thông. Mỗi năm, có hai khóa thực tập BELC tại Pháp, ở Sèvres (BELC mùa đông) và ở Nantes (BELC mùa hè).
BELC ASEAN là trường đại học khu vực cũng thuộc chương trình này, được tổ chức năm 2015 và 2017 tại Bangkok bởi Đại sứ quán Pháp tại Thái Lan. Những người tham gia các kỳ thực tập BELC phải có trình độ tiếng Pháp tối thiểu B2 và có hiểu biết tốt về Khung tham chiếu ngôn ngữ châu Âu (CECRL). Những người đào tạo giảng viên và các điều phối viên sư phạm được ưu tiên.
Năm 2017, Đại sứ quán Pháp và Viện Pháp tại Việt Nam đã tuyển chọn và gửi sang Thái Lan và sang Pháp khoảng ba mươi giáo viên dạy tiếng Pháp người Việt Nam trên khắp đất nước, giúp họ phát triển kỹ năng sư phạm và thực hành giảng dạy.
Tháng 3 năm 2018, khoảng 100 chuyên gia tiếng Pháp đã họp lần đầu tiên tại Việt Nam trong khuôn khổ Đại học khu vực BELC – các nghề dùng tiếng Pháp trên thế giới.
IFprofs Vietnam
Ra đời năm 2016, IFprofs Vietnam góp phần hỗ trợ cộng đồng giáo viên tiếng Pháp.
IFprofs là cộng đồng trực tuyến của các chuyên gia giáo dục tiếng Pháp. Nội dung được tạo ra bởi các giáo viên Pháp ngữ từ khắp nơi trên thế giới, những người chia sẻ tài nguyên và kinh nghiệm của họ, và bằng cách đó, họ phát triển việc thực hành nghề nghiệp của mình. Chỉ cần truy cập vào một địa chỉ duy nhất, họ có thể tìm thấy một tập hợp các nguồn tài nguyên được cung cấp bởi các đối tác giáo dục như Franc-Parler, TV5 Monde, le Fil du bilingue, v.v. Mục đích của IFProfs là tăng cường các liên kết và trao đổi trong cộng đồng giáo viên, giúp họ hiểu rõ hơn về nhau, để tương tác và tạo điều kiện thuận lợi trong trao đổi thông tin về thực hành, đổi mới giảng dạy và học tập tiếng Pháp hoặc bằng tiếng Pháp trên thế giới và ở Việt Nam.
Để biết thêm thông tin, xin mời truy cập vào IFprofs, mạng xã hội giáo dục bằng tiếng Pháp
Mạng xã hội này đồng hành cùng các Hội các giáo Viên tiếng Pháp, một bộ phận của các Hội Hữu nghị Việt-Pháp.
Việc tiếp nhận người bản xứ trong các trường học là một trong những trục chính của hợp tác giáo dục và ngôn ngữ.
Sau khi ký biên bản ghi nhớ về sự hiện diện của người bản xứ nói tiếng Pháp trong các trường học và sự ra đời của nhãn hiệu « Espace France » – « Không gian Pháp » nhân dịp các cơ sở đào tạo của Pháp có mặt tại Việt Nam năm 2016, một chương trình trợ giảng ngôn ngữ đã bắt đầu.
Các trợ giảng ngôn ngữ, tình nguyện viên phục vụ dân sự, được gửi đến các cơ sở giáo dục phổ thông hoặc đại học trong thời gian 9-12 tháng. Sự hiện diện và hoạt động của họ trong các lớp học giúp tăng cường tương tác nói và viết bằng tiếng Pháp cho học sinh và giáo viên, tăng sự hứng thú của học sinh và giáo viên đối với ngôn ngữ và văn hóa Pháp, giúp học sinh chuẩn bị cho các kỳ kiểm tra tiếng Pháp.