
Sức mạnh mềm văn hoá
Chương trình đối thoại
Soft power – Sức mạnh mềm văn hoá
Dịch song song Pháp Việt
Diễn giả:
– Ông Frédéric Martel, nhà văn và giảng viên đại học
– TS. Nguyễn Thị Thu Phương, Viện Trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch Việt Nam (VICAST)
– MC: TS. Bùi Nguyên Bảo, Trung tâm đào tạo MC và Kỹ năng KnB Enhance
Frédéric Martel bảo vệ luận án tiến sĩ về khoa học xã hội tại EHESS (Trường Nghiên cứu Chuyên sâu về Khoa học Xã hội), Paris, và hiện là nhà văn, giảng viên đại học kiêm phóng viên. Ông cũng sở hữu bốn bằng thạc sĩ về khoa học xã hội, khoa học chính trị, công pháp và triết học (đại học Paris II và Paris I, DEA/Master 2 về Nghiên cứu). Ông từng là tuỳ viên văn hoá Đại sứ quán Pháp tại Mỹ và phụ trách phòng sách Đại sứ quán Pháp tại Rumani.
Sức mạnh mềm văn hoá
Nếu “hard power” (quyền lực cứng) ép buộc các tác nhân và các thế lực khác bằng vũ lực và sự cưỡng chế (quân đội, kinh tế truyền thống cùng các chế tài và ngoại giao kết hợp vũ lực, v.v), thì “soft power” lại tương ứng với một sự ảnh hưởng “mềm” và chủ yếu dựa trên văn hoá, tư tưởng, truyền thông hoặc công nghệ số. Mục đích của buổi đối thoại này là chỉ ra lợi ích cũng như hạn chế của khái niệm nêu trên, từng được giáo sư kiêm cựu bộ trưởng Joseph Nye đưa ra tại Mỹ.
Khái niệm này mang tinh thần đặc Mỹ tới nỗi khó mà thực sự có tác dụng ở Pháp, Trung Quốc hay Việt Nam; nó cũng quá mập mờ nên không được thích đáng cho lắm về mặt hàn lâm. Tuy nhiên nó lại vẫn hiệu quả! Các quốc gia hiện khao khát có được “soft power” thường quên mất rằng, trước tiên, phải duy trì vững chắc văn hoá riêng và không chỉ phỏng theo mô hình kiểu Mỹ. Do vậy, quan trọng là xác định được giới hạn cũng như các khả năng của khái niệm này đối với một quốc gia như Việt Nam vốn có thể lấy cảm hứng từ đó mà gia tăng ảnh hưởng của mình ở nước ngoài để sau đó đạt được tầm nhìn xa cải thiện hơn tại các cuộc tranh luận toàn cầu, thu hút được nhiều khách du lịch và cuối cùng là có thêm các dự án đầu tư mới dành cho văn hoá và tư tưởng.