Hướng đến lối sống tiết độ: đâu là thách thức với người tiêu dùng?
Thuyết trình
Diễn giả: Valérie GUILLARD, Tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Giáo sư tại Đại học Paris Dauphine
Khí hậu toàn cầu nóng lên khiến xã hội dân sự, bao gồm các công dân, các tổ chức phi thương mại, các trí thức và cả một số chính phủ (nhất là ở Pháp), phải hướng các lối sống đi đến chỗ tiết độ hơn. GIEC định nghĩa tiết độ như “tập hợp các biện pháp và thói quen hằng ngày cho phép tránh việc đòi hỏi năng lượng, vật liệu, đất và nước, đồng thời vẫn đảm bảo được sự thoải mái cho tất cả mọi người trong giới hạn của hành tinh” (GIEC, 2022). Tiết độ liên quan đến tiêu dùng thực phẩm, đồ vật và dịch vụ, công nghệ số, các tòa nhà và cả các lãnh thổ, tất cả những chiều kích này thảy đều có điểm chung là năng lượng. Chuyển biến lối sống theo hướng tối thiểu nhất mà vẫn tốt nhất, nói cách khác là vì một nền tiêu dùng đáp ứng các nhu cầu mà vẫn bớt mang tính phá hủy nhất có thể, hẳn sẽ dẫn đến việc thay đổi một tập hợp các thói quen hằng ngày. Người tiêu dùng có thể đồng thuận thay đổi lối sống đến mức nào nhằm hướng tới một lối sống tiết độ hơn? Liệu sự đồng thuận duy nhất có đủ để thay đổi các thói quen tiêu dùng? Đâu là nguyên nhân khiến một số người tiêu dùng cảm thấy khó khăn trong việc thích nghi với lối sống tiết độ? Nhiều nguyên nhân khác liên quan đến vật liệu, kinh tế cũng sẽ được nêu ra và giải thích, kèm theo đó là cả mối tương quan với thời gian. Thay thế ô tô bằng xe đạp; thay thế các món đông lạnh bằng việc mua rau củ; sửa chữa thay vì thay thế đồ dùng cũng đặt ra vấn đề về mối tương quan với thời gian và hệ quả tự nhiên của nó, hai chủ đề mà chúng ta sẽ bàn luận trong hội thảo này.
Cuối cùng, tiết độ trong các lối sống đặt ra nhiều câu hỏi về công bằng xã hội. Thực vậy, các sản phẩm bớt tính phá hủy môi trường sống hơn lại thường đắt đỏ hơn so với các sản phẩm kém chất lượng và không sản xuất ở địa phương. Đối tượng người tiêu dùng nào sẽ quyết định ưu tiên sử dụng các sản phẩm này? Hơn nữa, các sản phẩm được cho là « bền vững » hay « có đạo đức » này cũng ít được các doanh nghiệp hay các cá nhân đưa vào danh sách biếu tặng từ thiện. Một số hiệp hội tái phân phối thông qua việc biếu tặng các sản phẩm không được ghi nhận là hướng đến lối sống tiết độ song có thể nuôi sống và/hoặc tiếp tế cho người tiêu dùng trong tình trạng bấp bênh. Liệu có nên suy nghĩ lại về hành vi biếu tặng cũng như tinh thần đoàn kết trước kỷ nguyên tiết độ trong lối sống?