Tinh túy xứ An Nam

Tọa đàm
Tinh túy xứ An Nam

Ngôn ngữ tọa đàm : tiếng Việt 

Diễn giả :
– Tiến sĩ ngữ văn Mai Anh Tuấn
– Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân
– Chuyên gia kiến trúc Emmanuel Cerise, Đại diện Ile-de-France tại Hà Nội

Lịch sử Việt Nam đã chứng kiến nhiều cuộc tiếp xúc, va chạm giữa hai nền văn hóa Pháp – Việt Nam. Những cuộc chinh phục của thực dân hòng thâu tóm xứ thuộc địa không đơn thuần chỉ là sự đối đầu về phương diện quân sự, mà còn tạo ra những giao thoa về văn hóa.

Nằm ở phía Nam châu Á, giữa Ấn Độ và Trung Quốc, Đông Dương là một bán đảo chạy dài về phía xích đạo, với những vùng châu thổ rộng lớn, những vùng đất màu mỡ nơi quần tụ đông đảo cư dân lao động. Những vương quốc hình thành nơi đây đã phát triển rực rỡ sau nhiều cuộc tranh giành đẫm máu kéo dài, và người châu Âu đã đến đây, chia cắt bán đảo này thành nhiều thuộc địa và xứ bảo hộ.

Năm 1627, người Pháp đầu tiên đặt chân tới An Nam là một nhà truyền giáo dòng Tên, cha Alexandre de Rhodes, người đã thành lập Hội truyền giáo Bắc Kỳ. Từ đây, nhiều thương nhân Âu châu tham vọng muốn thiết lập các thương điếm tại “bán đảo vàng” này, nơi mà những tiếng tăm về sự giàu có được phóng đại đến kỳ lạ và ám ảnh những tâm hồn phiêu lưu tại châu Âu.

Paul Giran (Tâm lý người An Nam), Henri Gourdon (Nghệ thuật xứ An Nam) hay Henri M.Souvignet (Bắc Kỳ tạp lục) đều là những học giả phương Tây, những người Pháp lần đầu tiếp cận với nền văn hóa phương Đông, nhưng đều đã khảo sát dân tộc An Nam, trên cơ sở nghiên cứu các ghi chép liên quan và thực tế trải nghiệm của bản thân khi sinh sống và gắn bó với “xứ An Nam” một thời gian dài, để biết về dân tộc đó, khám phá ra những động lực thâm sâu trong sinh hoạt, để hiểu về dân tộc đó, và mang đến cho chúng ta những ghi chép cụ thể, sinh động và thú vị.

Buổi tọa đàm hy vọng sẽ là dịp để chúng ta chia sẻ và bàn luận về dân tộc mình, qua những cái nhìn khách quan và toàn cảnh từ các vị “lữ khách” phương Tây.

THÔNG TIN HỮU ÍCH